Diễn Đàn Thơ Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Nơi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thơ
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
Latest topics
» Thơ Bùi Tiến Quì
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeMon Dec 29, 2014 6:09 am by Bùi Tiến Quỳ

» MỘT SỐ ĐIỀU KỴ TRONG THƠ
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Jun 11, 2014 8:52 pm by Admin

» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:58 pm by Admin

» Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Jun 10, 2014 9:27 pm by Admin

» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 02
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:48 pm by Admin

» Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:40 pm by Admin

» HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN-KÍCH HOẠT TÀI KHOẢN-ĐĂNG NHẬP
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeFri Feb 28, 2014 11:12 am by Admin

» NỘI QUY DIỄN ĐÀN THƠ VIỆT NAM
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Feb 25, 2014 9:01 pm by Admin

» NỘI QUY DIỄN ĐÀN
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeTue Feb 25, 2014 9:00 pm by Admin

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar
Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


 

 Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 22
Join date : 24/02/2014
Age : 28
Đến từ : MỎ Cày Nam Bến Tre

Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Empty
Bài gửiTiêu đề: Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật   Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật Icon_minitimeWed Mar 19, 2014 9:40 pm

BỆNH

Có tám bệnh trong thơ thể Đường Luật thất ngôn bát cú:

1. Bình Đầu: Bệnh nằm ở 2 hay 3 chữ đầu của hai liên đứng kế nhau.
Hai hay ba chữ đầu của 4 câu đứng liền nhau không được cùng một loại tự.

2. Thượng Vỹ: Bệnh nằm ở 3 chữ sau của hai liên đứng liền nhau.
Kỵ nhất là chữ thứ năm của câu, chữ này gọi là thi nhãn của câu thơ

3. Phong yêu: Bệnh sanh là do chữ thứ 2 và chữ thứ 7 cùng thanh độ.
tức là hai chữ này cùng dấu với nhau .
Từ Phong yêu là để chỉ chữ thứ 2 của câu.
Bệnh này là loại bệnh nhẹ, nhưng nếu tránh được càng hay.

4. Hạc Tất: Bệnh sanh là do chữ thứ 4 và chữ thứ 7 cùng thanh độ.
tức là hai chữ này cùng dấu với nhau .
Từ Hạc Tất là để chỉ chữ thứ 4 của câu.

5. Bàng Nữu: Trong một liên, tức là hai câu đi chung với nhau, không được dùng nhiều chữ cùng một gốc âm, tức là cùng Nữu.

6. Chánh Nữu: Trong một câu, không được dùng nhiều chữ cùng Nữu.

7. Đại Vận:
Bệnh Đại Vận và bệnh Hạc Tất đều do một gốc mà ra
Hạc Tất là bệnh thanh, còn Đại vận là bệnh vận.
Tức là chữ thứ 4 và chữ thứ 7 không được cùng một vần.

8. Tiểu vận:
Bệnh Tiểu vận và bệnh Phong yêu do một gốc mà ra.
Tiểu vận là bệnh về vận.
Tức là chữ thứ 2 và chữ thứ 7 không được cùng một vần.
Tiểu vận là bệnh nhẹ, ít ai để ý tới.

lỖI

1. Thất luật
Luật đã định rõ Bằng (B), Trắc (T). Cố ý đổi Bằng sang Trắc hoặc ngược lại là thất luật.
Ở một số vị trị 1, 3, 5 người ta linh động cho phép đổi từ bằng (b) sang trắc (t) và ngược lại nhưng vẫn phải theo bảng luật sau:
LUẬT BẰNG VẦN BẰNG
b - B - t - T - t - B - B (vần)
t - T - B - B - t - T - B (vần)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 4)
b - B - t - T - t - B - B (vần) (đối câu 3)
b - B - t - T - B - B - T (đối câu 6)
t - T - B - B - t - T- B (vần) (đối câu 5)
t - T - b - B - B - T - T
b - B - t - T - t - B - B (vần)

LUẬT TRẮC VẦN BẰNG
t - T - b - B - t - T - B (vần)
b - B - t - T - t - B - B (vần)
b - B- t - T - B - B - T (đối câu 4)
t - T - B - B - t - T - B (vần) (đối câu 3)
t - T - b - B - B - T - T (đối câu 6)
b - B - t - T - t - B - B (vần) (đối câu 5)
b - B- t - T - B - B - T
t - T - b - B - t - T - B (vần)

Một số vị trí khác nếu cố ép từ bằng sang Trắc thì phạm lỗi Khổ Độc.
* Chỉ nêu 2 bảng luật căn bản, những thể khác không nêu ở đây.

2. Thất niêm
Người ta nhìn câu khai đề để biết nhanh bài thơ được viết theo bảng luật Bằng hay luật Trắc dựa vào chữ thứ 2 của câu.
Một bài thơ đúng niêm sẽ có chữ thứ 2 của câu 1, câu 4, câu 5 và câu 8 cùng nhóm thanh với nhau; chữ thứ 2 của câu 2, câu 3, câu 6, câu 7 cùng nhóm với nhau. (1458 & 2367)

3. Lạc vận/Cưỡng vận

Vần là xương sống của bài thơ, Gieo lạc vận hoặc cưỡng vận thì bài thơ mất đi thanh điệu, giảm giá trị nghệ thuật.

4. Thất đối

Thơ Đường đẹp và sang trọng nhờ vào cách đối chữ, đối ý, đối thanh. Không giữ được các cặp đối thì tính cân bằng âm dương, sự hài hòa về ngữ nghĩa, về thanh điệu sẽ bị phá vỡ. Bài thơ lúc đó không còn được xem là Đường luật nữa.

5. Khổ độc

- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc
Để tránh lỗi Khổ Độc, nên tuân thủ bảng luật ở mục 1. Ngoài ra, nếu ở những vị trí 1, 3, 5 mà ta có đổi từ bằng sang trắc hay ngược lại thì cũng nên chú ý tính cân bằng giữa bằng và trắc trong câu.
Ví dụ: t – T – b – B – t – T - B
Có người dễ dãi cho rằng “nhất tam ngũ bất luận” nên viết theo dạng: t – T – t – B – t – T – B . Câu thơ lúc này tới 5 trắc. Chưa kể trong đó lại có tới 3 hoặc 4 chữ cùng dấu với nhau. Câu thơ đọc lên nghe khó lọt tai.

6. Trùng vận

Những từ dùng gieo vần trong thơ Đường luật chỉ được dùng một lần, dùng lặp lại ở câu khác thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.

Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.

7. Trùng từ

Cùng một từ được dùng 2 lần trở lên trong bài thơ thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ. Ngoại trừ trường hợp có dụng ý nghệ thuật riêng.

8. Trùng ý
Mặc dù dùng từ khác nhưng cách nói giống với những từ trước đó đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai cặp đối thì gọi là hiệp chưởng (hai bàn tay úp lại) hay nứa bổ (chẻ đôi ống nứa).

9. Phạm đề/Mạ đề

Không được dùng từ có trong tiêu đề để viết đối vì nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.

10. Điệp điệu

Lỗi này xuất hiện khi có nhiều câu được phối thanh, nhịp giống nhau. Đọc lên nghe đơn điệu, nhàm chán.

11. Bình đầu

Bài thơ mà có 4 câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu. Chú ý 2 hoặc 3 chữ đầu. Một số người viết Độc Thủ Ngâm mà chưa kinh nghiệm cũng hay dính lỗi này.

12. Thượng vỹ

Một bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của 4 câu liên tiếp cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.

13. Điệp thanh

Viết một câu thơ, để làm giàu thanh điệu, không nên viết câu có từ 3 chữ trở lên cùng dấu .

14. Điệp âm

Điệp âm là dùng nhiều chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.

15. Đại vận

Thơ Đường luật chủ yếu theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/4. Chữ thứ 2, thứ 4 và chữ thứ 7 là những âm được nhấn hoặc kéo dài khi ngâm, đọc. Bởi vậy, nhiều trường phái rất chú trọng đến việc phối thanh dùng vần của chữ thứ 2, thứ 4 và thứ 7.
Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận

16. Tiểu vận

Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.

17. Phong yêu

Nếu chữ thứ 2 trùng dấu với chữ cuối câu thì gọi là lỗi phong yêu.

18. Hạc tất

Nếu chữ thứ 4 trùng dấu với chữ cuối câu thì gọi là lỗi hạc tất.

19. Chánh nữu

Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu, có từ 3 chữ trở lên có cùng gốc nguyên âm hoặc có từ 3 chữ trở lên bắt đầu bằng nguyên âm thì phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)

20. Bàng nữu

Trong một liên có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu, có từ 4 chữ trở lên có cùng gốc nguyên âm hoặc có từ 4 chữ trở lên bắt đầu bằng nguyên âm thì phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế…thì được tính giảm đi 1 lần)

Tiếng Tơ Lòng sưu tầm

CẤM KỴ TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Phép làm thơ, có mấy điều tối kỵ không nên phạm đến:

1- Thất luật : Trong một câu, theo bảng luật, những từ có âm bằng mà làm ra trắc hoặc có âm trắc mà làm ra bằng.

2- Thất niêm :
Trong bài thơ Đường luật
•    Câu 1 niêm với câu 8
•    Câu 2 niêm với câu 3
•    Câu 4 niêm với câu 5
•    câu 6 niêm với câu 7

nghĩa là các cặp câu nầy có cùng âm luật bằng trắc. Nếu khác âm luật bằng trắc thì bài thơ gọi là bị thất niêm

3- Lạc vận : Đang theo vần này mà gieo sang vần khác, như vần trên là trời mà vần dưới là mây thì gọi là lạc vận.

4- Xuất vận : Người ta đã hạn định cho những vần gì, mà mình dùng vần khác, thì gọi là xuất vận.

5- Điệp vận hay Trùng vận : Câu trên đã dùng một vần, câu dưới lại dùng như thế nữa thì gọi là trùng vận.

6- Cưỡng áp : Các vần gieo gượng ép, không được hiệp lắm.

7- Khổ độc : Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu chẳn, trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu chẳn đáng là từ bằng mà làm ra từ trắc.

8- Phong yêu: chữ thứ 2 cùng dấu với chữ thứ 7

9- Hạc tất: chữ thứ 4 cùng dấu với chữ thứ 7

10- Đối không chỉnh : Khi những từ trong bài thơ phải đối nhau mà từ nặng từ nhẹ không được cân.

11- Điệp từ - Điệp ý : Từ hay ý đã dùng rồi mà lại còn dùng nữa.

12- Điệp điệu: Nhiều câu đi lền nhau có cùng cách ngắt nhịp . Lỗi nầy thuộc về thanh.

13- Đão Ngữ : Đổi thứ tự của những chữ kép

HAY NGẮN GỌN LẠI :

***- Bài tập làm theo đúng bản luật bằng trắc ghi trên,
- Dùng chính vận, hạn chế dùng thông vận,
- Cặp đối phải chỉnh về từ, ý như đã giải thích trong phần lý thuyết
- Vần phải luân phiên thay đổi dấu,*
(* 5 vần luôn thay đổi giữa có dấu và không dấu : vông, lòng, công, vòng, xong)
- Tránh trùng từ, trùng ý,
- Tránh dùng nhiều hơn 3 dấu giống nhau trong cùng 1 câu,
- Tránh dùng nhiều hơn ba chữ cái trong một câu hoặc hai câu liên tiếp
- Chữ thứ 2 hoặc chữ thứ 4 tránh cùng dấu hay cùng vần với chữ thứ 7 trong một câu.
Về Đầu Trang Go down
https://vuonthovietnam.forumvi.net
 
Các Lỗi-Bệnh Trong Thơ Đường Luật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những điều căn bản về Vần trong thơ Đường Luật
» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 01
» CÁC LUẬT THƠ SÁNG TÁC PHẦN 02
» MỘT SỐ ĐIỀU KỴ TRONG THƠ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Thơ Việt Nam :: GÓC THƠ :: THƠ ĐƯỜNG LUẬT-
Chuyển đến